Ba cường quốc kinh tế khu vực Đông Á – Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc – chiếm gần 20% tổng dân số thế giới và 20% GDP toàn cầu. Sự chăm chỉ và hi sinh qua nhiều thế hệ đã góp phần đưa đất nước họ trở thành hình mẫu kinh tế lí tưởng cho các quốc gia khác. Mặc dù vậy, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như bất kì quốc gia nào, đang phải đối mặt với những thách thức xã hội to lớn, tiêu biểu như tiến trình già hóa dân số, đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, và sự gia tăng khoảng cách trong thu nhập giữa người giàu và người nghèo.
Khi thế giới đang bước vào kỉ nguyên mới đầy biến động, nhu cầu về các sáng kiến giải quyết các vấn đề xã hội ngày càng trở nên bức thiết. Liệu các cường quốc khu vực Đông Á có tạo động lực cho các sáng tạo xã hội phát triển? Liệu các nước trong khu vực này có trở thành những nhà lãnh đạo tiên phong thúc đẩy phát triển sáng tạo xã hội trong một thế giới đề cao hòa bình và thịnh vượng?
Thực sự, các cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có đủ khả năng để thực hiện sứ mệnh này. Như ông Park Won-Soon, một thị trưởng và từng là một nhà hoạt động về quyền con người, đã định hướng Seoul, một thành phố với hơn 10 triệu dân, trở thành một thành phố kiểu mẫu trong thời đại “nền kinh tế chia sẻ” (sharing economy), bằng việc làm việc với các tổ chức, các hiệp hội và với khối doanh nghiệp tư nhân. Các kết quả ban đầu đạt được từ sự hợp tác này hứa hẹn mang lại nhiều tiềm năng cho tiến trình thúc đẩy các hoạt động sáng tạo xã hội trong tương lai.
Tại Nhật Bản, khối tư nhân đã thúc đẩy hoạt động đầu tư tích cực để giúp đỡ gia đình các nạn nhân và những người bị thương trong vụ động đất năm 2011, nhằm hỗ trợ chính phủ từ việc thất bại dự án cải tạo lại các khu vực dân cư bị tàn phá bởi thiên tai.
Tại Trung Quốc, giải thưởng Sáng tạo xã hội được triển khai năm 2010 bởi trường đại học Peking với sự hợp tác của Cục Biên dịch Trung ương (một viện chính sách thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc) đã được phát triển và trở thành một sự kiện được tổ chức định kì 6 tháng một lần. Sự kiện tập trung vào việc nhận diện và khuyến khích các sáng kiến xã hội từ cộng đồng và được điều phối bởi các tổ chức phi chính phủ.
Hãy tham gia cùng chúng tôi và trở thành những nhà lãnh đạo tiên phong trong tiến trình phát triển sáng tạo xã hội.
Nguồn: Báo cáo Sáng tạo Xã hội – Stanford (Stanford Social Innovation Review)
Tác giả: Dangshu (Jaff) Shen & Fan Li
Ngày đăng: Feb. 16, 2017
Link website: https://ssir.org/articles/entry/east_asias_role_in_global_social_innovation
Link ảnh: https://www.linkedin.com/pulse/project-innovation-culture-ferhat-demir-mba-mpp