Hthuong Hthuong - 30-06-2018
Công khai
Xây dựng hệ thống ứng dụng cảnh báo tình trạng ngập lụt trên địa bàn tỉnh Bình Định với mục tiêu chính là đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong việc theo dõi diễn biến tình trạng ngập lụt để chủ động và có kế hoạch giảm thiểu tai nạn, thiệt hại sự cố do ngập lụt gây ra. Đồng thời, phục vụ công tác quản lý nhà nước để đưa ra các dự đoán và các phương án ứng phó thích hợp, xây dựng các kịch bản phòng chống ngập lụt hiệu quả, hạn chế tối đa sự tàn phá thiên tai gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhà nước và của nhân dân. * Tính cấp thiết của dự án: Như chúng ta đã biết, nước Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới, với khoảng 70% dân số luôn phải đối mặt với những rủi ro vì bão, mưa lớn và lũ lụt. Với bờ biển dài, địa hình rừng núi, nhiều sông suối và khí hậu nhiệt đới khiến bão, mưa lớn khiến Việt Nam sẽ phải chịu thiên tai và thời tiết khắc nghiệt với tần suất ngày càng gia tăng. Thiên tai mưa lũ đã gây thiệt hại nhiều về người, phá hủy nhà cửa, ruộng đồng, các công trình giao thông,… khiến người dân mất phương tiện sinh sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, là gánh nặng cho xã hội, đất nước. Tỉnh Bình Định, trong những năm vừa qua tình hình mưa bão, ngập lụt có diễn biến bất thường. Sự biến đổi khí hậu đã có những chiều hướng phức tạp. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Định, trong tháng 11 và đầu tháng 12/2016 đã xảy ra 5 đợt mưa lũ lớn, gây ngập lụt sâu trên toàn bộ 11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Năm đợt mưa lũ vừa qua tại Bình Định đã làm 39 người chết và mất tích, 10 người bị thương. 551 nhà sập hoàn toàn, 398 nhà bị tốc mái và hơn 97.000 nhà bị ngập. Hơn 128 km đường giao thông bị hư hỏng, 44 cầu bị sập hoàn toàn. 8,6 km đê, kè bị sạt lở nặng, uy hiếp đến nhiều khu dân cư đang sinh sống. 17.300 ha lúa Đông Xuân mới gieo sạ bị ngập, hư hỏng, phải gieo sạ lại hoàn toàn. 6.600 con gia súc, hơn 195.000 con gia cầm bị cuốn trôi. Thiệt hại do mưa lũ gây ra ước tính khoảng 1.965 tỷ đồng (trích thông tin từ nguồn website http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Thu-tuong-quyet-dinh-ho-tro-Binh-Dinh-80-ty-va-2000-tan-gao/201612/25831.vgp Trước tình hình đó, nhiều địa phương trong cả nước đã có nhiều dự án được triển khai nhằm hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra. Tại Bình Định, việc người dân được trang bị các kiến thức về tình hình thiên tai lũ lụt còn hạn chế. Bên cạnh đó, chưa có hệ thống chính quy, đầy đủ để cảnh báo người dân, chưa có một công cụ hỗ trợ tối đa cho các cơ quan nhà nước trong việc hạn chế thiên tai. Trước diễn biến biến đổi khí hậu của thiên nhiên và xuất phát từ nhu cầu bức thiết đó, tác giả cho rằng cần phải có hệ thống để giải quyết vấn đề này. Đây là vấn đề không thể giải quyết trước mắt mà còn cho cả về lâu dài. Nội dung thực hiện của đề án không chỉ thuần túy là vấn đề kỹ thuật, công nghệ mà còn đòi hỏi sự nhiệt tâm, quyết liệt của toàn hệ thống chúng ta để làm sao cập nhật đầy đủ, kịp thời cơ sở dữ liệu hệ thống các điểm ngập lụt. Bên cạnh đó, là cơ chế kiểm soát, kiểm tra, phát hiện, hiệu chỉnh sai sót khi thực hiện. Do vậy, mục tiêu cuối cùng đề án là sản phẩm phải tính hiệu quả, thực tế đáp ứng yêu cầu đã đặt ra. Tác giả sẽ cam kết sản phẩm sẽ sớm phát huy hiệu quả, cảnh báo, giảm thiếu tối đa thiệt hại đến mức thấp nhất có thể mà thiên tai, mẹ thiên nhiên gây ra. Trên tinh thần đoàn kết, chia sẽ tác giả sẵn sàng hợp tác, trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này để làm sao đảm bảo tính bền vững, hiệu quả của đề án. Đây là nội dung mang tính cấp thiết, hiện tại trên địa bàn tỉnh Bình Định chưa triển khai. Kết quả của giải pháp, nhiệm vụ trên mang lại hiệu quả cao ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, của xã hội. Về tính hiệu quả khi triển khai thì nhiệm vụ có độ sẵn sàng cao vì không tốn kém chi phí xây dựng CSDL bản đồ nền, bản đồ này đã có sẵn với đầy đủ lớp thông tin, toàn bộ hệ thống bản đồ được quản lý tập trung, công nghệ sử dụng được thường xuyên cập nhật. Bên cạnh đó, công tác quản lý cập nhật dữ liệu thuận lợi, việc vận hành về kỹ thuật được đảm bảo tối đa. Sau này được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho đơn vị có trách nhiệm quản lý thì chi phí vận hành được tiết giảm, chủ động trong công nghệ, người dân được hưởng lợi nhiều hơn. Và tính cấp thiết thể hiện đây là nhiệm vụ không chỉ được lãnh đạo, nhân dân tỉnh Bình Định quan tâm mà nhiều tỉnh thành khác rất cần. Vì vậy, sản phẩm có thể chuyển giao cho các tỉnh khác để phục vụ tốt hơn nữa cuộc sống người dân, mang lại hạnh phúc cho mọi người.
Về tính thực tế người dân có thể cập nhật, theo dõi diễn biến ngập lụt qua việc ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể là hệ thống bản đồ ngập lụt với đầy đủ các trường thông tin đơn giản, dễ hiểu. Giá trị nhân văn của đề án rất cao vì nếu chúng ta xây dựng được một hệ thống đáp ứng yêu cầu đề ra thì giảm thiểu rất nhiều tai họa mà thiên nhiên gây ra, cảnh báo nhân dân về tình hình ngập lụt để có biện pháp né tránh, giảm thiệt hại về con người và tài sản. Về mặt khoa học: đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các bài toán phục vụ cuộc sống của con người. Đó là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật IOT (Internet of Thing) để giải quyết các vấn đề đổi mới sáng tạo nhằm đem lại chất lượng cuộc sống tốt nhất cho con người. Đây cũng là chủ trương chung của hệ thống chính trị ta trong thời gian hiện nay đó đẩy mạnh tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp trong toàn dân. Các nội dung chính của giải pháp: Xây dựng bản đồ quản lý cơ sở dữ liệu các điểm ngập lụt trên địa bàn tỉnh; Chồng xếp các lớp thông tin dữ liệu ngập lụt trên nền bản đồ địa chính; Đưa hệ thống bản đồ lên môi trường điện toán đám mây.
Là toàn bộ người dân trên địa bàn tỉnh. Cán bộ quản lý nhà nước quản lý, cập nhật hệ thống cảnh báo ngập lụt này.
Xây dựng hệ thống ứng dụng cảnh báo tình trạng ngập lụt trên địa bàn tỉnh Bình Định với mục tiêu chính là đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong việc theo dõi diễn biến tình trạng ngập lụt để chủ động và có kế hoạch giảm thiểu tai nạn, thiệt hại sự cố do ngập lụt gây ra. Đồng thời, phục vụ công tác quản lý nhà nước để đưa ra các dự đoán và các phương án ứng phó thích hợp, xây dựng các kịch bản phòng chống ngập lụt hiệu quả, hạn chế tối đa sự tàn phá thiên tai gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhà nước và của nhân dân.
Đây là dự án mang tính nhân đạo. Giảm thiểu thiệt hại tối đa, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng người dân chính là mục tiêu của dự án. Tuy nhiên, để dự án đạt tính bền vững cần có sự đóng góp của cộng đồng, chuyên gia về chuyên môn cũng như kinh phí để vận hành hiệu quả dự án.
Tổng hợp, phân tích dữ liệu xây dựng chức năng đưa vào áp dụng cho người dân, cán bộ cơ quan quản lý nhà nước
Liên tục cập nhật công nghệ mới, cán bộ nhà nước theo dõi chặt chẽ dự báo lũ lụt để cập nhật kịp thời, đưa ra những cảnh báo cho người dân tức thời theo thời gian thực - real time
Nguồn lực cần thiết: Cơ sở vật chất: các thiết bị cảm biến, thuê hệ thống máy chủ Cloud, thuê bao SMS Ngân sách: sử dụng từ vốn nhà nước + vốn từ tổ chức NGO + huy động từ các nguồn lực khác từ cộng đồng Nhân sự: chuyên gia biến đổi khí hậu, chuyên gia công nghệ thông tin, chuyên gia về hệ thống thông tin địa lý GIS,... Nguồn lực có sẵn: chuyên gia CNTT và chuyên gia về hệ thống thông tin địa lý GIS; dự án chưa có cơ sở vật chất đầy đủ và nguồn ngân sách để thực hiện dự án
Đơn vị cung cấp thiết bị: cung cấp hệ thống máy móc, máy chủ, đầu số SMS Cơ quan nhà nước: cung cấp số liệu các điểm ngập lụt, các thông tin liên quan khác để đảm bảo tính chính xác, hiệu quả của dự án.
Chi phí triển khai dự án: 2,5 - 3 tỷ đồng Về tính thực tế người dân có thể cập nhật, theo dõi diễn biến ngập lụt qua việc ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể là hệ thống bản đồ ngập lụt với đầy đủ các trường thông tin đơn giản, dễ hiểu. Giá trị nhân văn của đề án rất cao vì nếu chúng ta xây dựng được một hệ thống đáp ứng yêu cầu đề ra thì giảm thiểu rất nhiều tai họa mà thiên nhiên gây ra, cảnh báo nhân dân về tình hình ngập lụt để có biện pháp né tránh, giảm thiệt hại về con người và tài sản. Theo tác giả thì chi phí là nhỏ so với thiệt hại mà thiên tai gây ra nên tính khả thi dự án theo tác giả là rất cao.
Trình bày ý tưởng Xây dựng kế hoạch Tổ chức triển khai thực hiện ý tưởng Xây dựng hệ thống ứng dụng cảnh báo tình trạng ngập lụt trên địa bàn tỉnh Bình Định với mục tiêu chính là đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong việc theo dõi diễn biến tình trạng ngập lụt để chủ động và có kế hoạch giảm thiểu tai nạn, thiệt hại sự cố do ngập lụt gây ra. Đồng thời, phục vụ công tác quản lý nhà nước để đưa ra các dự đoán và các phương án ứng phó thích hợp, xây dựng các kịch bản phòng chống ngập lụt hiệu quả, hạn chế tối đa sự tàn phá thiên tai gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhà nước và của nhân dân.
Chưa có phiên bản BMC nào được khởi tạo
Xu hướng phát triển DNXH
Tìm hiểu khái niệm cơ bản về Sáng kiến Xã hội, Doanh nghiệp Xã hội
Tìm hiểu phương pháp Khởi nghiệp tinh gọn
BMC BMC (Business Model canvas)
Thành lập nhóm sáng lập
Vấn đề xã hội bạn quan tâm và muốn giải quyết nhất hiện nay là gì?
Bạn hãy phân tích nguyên nhân gốc rễ vấn đề xã hội
Cách giải quyết của bạn?
Ý tưởng sơ khởi về cơ hội kinh doanh là gì?
BMC Khách hàng tiềm năng của bạn là ai?
Kiểm chứng giả định về khách hàng tiềm năng
BMC Giá trị cốt lõi bạn mang lại cho khách hàng là gì?
Kiểm chứng giá trị cốt lõi đối với khách hàng
Xác định quy mô thị trường
Phân tích đối thủ cạnh tranh
BMC Xây dựng mô tả sản phẩm hoàn thiện
Thiết kế sản phẩm thử nghiệm với tính năng tối thiểu (MVP)
Kiểm chứng giải pháp
BMC Các dòng doanh thu từ sản phẩm/dịch vụ này?
BMC Các kênh tiếp cận khách hàng của bạn là gì?
BMC Làm thế nào để giữ chân và có thêm khách hàng?
BMC Các hoạt động chính là gì?
BMC Các nguồn lực chính cần huy động là gì?
BMC Các đối tác chính cần thiết lập quan hệ là những ai?
BMC Xác định cấu trúc chi phí
Đo lường tác động xã hội
Lựa chọn hình thức pháp lý đăng ký
Thuế và các vấn đề liên quan
Đăng ký nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ
Các vấn đề cần quan tâm trong khi vận hành