Chu Minh Thùy - 30-06-2018
Công khai
Nhóm chúng tôi có 3 thành viên: 1. Chu Minh Thùy 2. Doãn Khánh Huyền 3. Nguyễn Thị Tú Thúy
1. Vấn đề xã hội đề án muốn giải quyết: Sự thiếu toàn diện trong công tác giáo dục kỹ năng sinh tồn hiện nay là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn trẻ em 2. Thực trạng vấn đề trên: Trong những năm trở lại đây “Dạy kỹ năng sinh tồn cho học sinh” là một chủ đề nóng thu hút sự quan tâm của xã hội. Vấn đề này đang nghiêm trọng hơn bao giờ hết bởi những tai nạn thương tâm xảy đến cho trẻ tăng mạnh và vẫn chưa có một giải pháp hữu hiệu để chấm dứt tình trạng trên. Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm 15-19 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 43%, tiếp đến nhóm tuổi 5-14 chiếm 36,9%, thấp nhất là nhóm tuổi 0-4 chiếm 19,5%. Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân. Cứ 100.000 trẻ có 24 trẻ tử vong do tai nạn thương tích hay tương đương 18 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích mỗi ngày. Các em trai có xu hướng bị thương tích thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn so với các em gái. Tỷ lệ tử vong ở nam giới cao hơn 3 lần so với nữ giới. Nguyên nhân của hiện tượng này là do (1) Nhận thức của một bộ phận cha mẹ, người chăm sóc còn hạn chế, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc con cái, sao nhãng để trẻ nhỏ bị tai nạn, thương tích (2) Cấp cơ sở còn thiếu đội ngũ cán bộ và cộng tác viên. Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng hạn chế, kinh nghiệm thiếu trong khi phải kiêm nhiệm quá nhiều việc nên việc quản lý, theo dõi, báo cáo tình hình trẻ em chưa đầy đủ, chính xác, kịp thời. (3) Hầu hết các địa phương đều chưa bố trí đủ kinh phí thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và phòng chống tai nạn thương tích trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, từ góc độ giáo dục, để giải quyết vấn đề này tận gốc cần đi từ chính nhận thức, hiểu biết của học sinh vì chính các em chứ không phải ai khác là người sẽ xử lý các tình huống khẩn cấp ngay cả khi không có sự giám sát của người lớn. Hiện nay, ở các trường đã có chương trình giáo dục kỹ năng sinh tồn như kỹ năng bơi lội, phòng chống đuối nước, an toàn giao thông, nhận biết các loại biển báo, làn đường dành cho các phương tiện đi lại. Tuy nhiên điểm chung của các chương trình này là còn lẻ tẻ, chưa thu hút được sự chú ý của người học, và quan trọng nhất là thiếu môi trường để các em có thể áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Trên phương diện sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin cao như Internet, mạng xã hội..v.v.để đem các kiến thức về kỹ năng sinh tồn đến gần hơn với học sinh, các bài học liên quan có nhưng chưa đủ và lại bộc lộ rõ nhiều đặc điểm không phù hợp với đối tượng học sinh Việt Nam như: • Chủ yếu là các video của người nước ngoài mà chưa có nhiều bài học do người Việt sản xuất, bên cạnh sự khác biệt về ngôn ngữ trao đổi sự không đồng nhất về các điều kiện địa lý, tự nhiên, văn hóa, xã hội… cũng là yếu tố cản trở quá trình học tập, áp dụng của người học • Đối tượng cần được chú ý đến trong việc giảng dạy kỹ năng sinh tồn là trẻ em, học sinh nhỏ tuổi để có thể phát huy tối đa khả năng xử lý tình huống. Tuy nhiên, hình thức truyền đạt kiến thức lại chưa phù hợp bởi chúng hướng đến người trưởng thành và nội dung không đủ hấp dẫn để thu hút sự chú ý của các em • Các bài giảng không được chuẩn bị một cách đầy đủ, có hệ thống, không có giáo trình cụ thể gây khó khăn, ngắt quãng cho người học, thiếu một kênh chuyên biệt về kỹ năng sinh tồn Chính vì những lý do trên, một hình thức học online đáng lẽ tạo được sức lan tỏa trong xã hội và thu hút được nhiều học sinh lại chưa phát huy được những thế mạnh vốn có. Trên đây là những phân tích về thực trạng dạy và học kỹ năng sinh tồn cho học sinh Việt Nam. Những lỗ hổng trong hệ thống giáo dục đang là nguyên nhân gây ra những hệ quả đau lòng mà lẽ ra có thể ngăn chặn được. Để giải quyết vấn đề này chúng tôi đề ra giải pháp hệ thống giáo dục toàn diện kỹ năng sinh tồn cho học sinh Việt Nam. 3. Đối tượng của đề án Đối tượng trực tiếp: Trẻ em lứa tuổi từ 5-15 Phụ huynh học sinh Trong dài hạn, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về các hoạt động phát triển kỹ năng sinh tồn từ đó tạo môi trường an toàn lành mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ em.
“Hệ thống dạy học kỹ năng sinh tồn cho học sinh Việt Nam” là một hệ thống giáo dục các kỹ năng sinh tồn cơ bản và nâng cao dành cho học sinh lứa tuổi từ 5-15, nhằm giúp các em hình thành nền tảng kiến thức xử lý những tình huống bất ngờ hoặc nguy hiểm trong cuộc sống. Chúng tôi hướng đến xây dựng một hệ thống toàn diện, kết hợp nhiều hình thức khác nhau như: 1.Liên kết với hệ thống giáo dục chính thống hiện tại, đưa bộ môn “ Giáo dục kỹ năng sinh tồn” thành một môn học được tổ chức một cách thống nhất, bài bản, thu hút sự quan tâm của học sinh, phụ huynh và quan trọng nhất có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn. 2. Phát triển ứng dụng thông minh “ The Heroes” về các bài học kỹ năng sinh tồn có khung lý thuyết đầy đủ cũng như các bài học thực hành lấy cảm hứng từ các nhân vật siêu anh hùng hoặc các motif mới lạ nhằm thu hút người xem. Đưa kỹ năng sinh tồn trở nên dễ tiếp cận với học sinh Việt Nam hơn bao giờ hết. (Cách thức tổ chức được trình bày cụ thể trong đề án kèm theo)
Giúp học sinh nhận biết về bản thân và thế giới, đồng thời biết cách phòng chống và xử lý những tình huống trong cuộc sống để bảo vệ bản thân.
- Thu học phí từ phụ huynh học sinh - Phí tải ứng dụng, truy cập thư viện bài giảng online
1.Phối hợp với kênh giáo dục chính thống hiện tại để tổ chức các lớp học và bài giảng về kỹ năng sinh tồn 2. Xây dựng ứng dụng dạy-học kỹ năng sinh tồn online trên nền tảng mạng xã hội như Youtube, app cho điện thoại thông minh để người xem có thể dễ dàng truy cập
Xây dựng nội dung học tập, nội dung video phù hợp với lứa tuổi học sinh, kích thích trí tò mò của trẻ Làm việc với phụ huynh và nhà trường để nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của các kỹ năng sinh tồn
1. Cơ sở vật chất: Lớp học, các trang thiết bị liên quan phục vụ cho từng bài học, cơ sở vật chất cho các bài học ngoại khóa 2. Ngân sách: Xây dựng cơ sở vật chất và chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết. Đào tạo giáo viên và xây dựng hệ thống bài học (offline và online) Liên hệ và hợp tác với các trung tâm, tổ chức trong quá trình phục vụ các khóa học của học sinh Ngân sách về mặt kỹ thuật, truyền thông cho các bài học online. 3. Nhân sự: Gồm có một hệ thống nhân sự liên kết và làm việc với nhau liên quan đến: Quản lý và điều hành hệ thống: Đại diện nhà trường và trung tâm Nhân sự phụ trách về kỹ thuật (quản lý cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ học online và offline, các công cụ liên quan) Nhân sự phụ trách chuyên môn (quản lý lớp học, nội dung và chương trình giảng dạy, liên kết giữa phụ huynh - học sinh - trung tâm - nhà trường) Nhân sự phụ trách truyền thông - marketing cho dự án. Nhân sự phụ trách công tác đối ngoại ( liên hệ giữa nhà trường - trung tâm, liên kết với các đối tác) 4. Hiện tại chúng tôi chưa có sẵn nguồn lực nào ngoài tâm huyết dành cho đề án và mong muốn mang lại những giá trị thật sự tốt đẹp cho cộng đồng
1. Nhà trường: Hỗ trợ cơ sở vật chất và giáo viên để tổ chức các lớp học; là cầu nối giữa trung tâm - phụ huynh - học sinh trong việc tổ chức các khóa học. 2. Các chuyên gia: Đào tạo các giáo viên theo chuyên môn Xây dựng giáo án, nội dung dạy học Đưa ra những giải pháp và lời khuyên hợp lý. 3. Các trung tâm liên kết (trung tâm y tế, trung tâm giáo dục thể chất như: bơi, võ thuật, trung tâm phòng cháy chữa cháy,...) Giúp học sinh có môi trường rèn luyện năng động và thực tế. 4. Các tổ chức phi chính phủ trong công tác liên kết, hỗ trợ các nguồn lực để dự án có thêm nhiều tiềm năng cũng như đến gần hơn với cộng đồng.
Tổng chi phí để triển khai ý tưởng: 700 triệu đồng, cụ thể như sau: 1. Chi phí xây dựng cơ sở vật chất và chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết cho các khóa học: 200 triệu đồng 2. Chi phí dành cho đào tạo các giáo viên chuyên môn theo từng kỹ năng sinh tồn một cách hiệu quả và chất lượng: 200 triệu đồng. 3. Chi phí cho việc liên kết, hợp tác với các đối tác, các tổ chức để hỗ trợ cho xây dựng đề án và nguồn lực: 200 triệu đồng. 4. Một số chi phí phát sinh khác: 100 triệu đồng
1. Làm việc với nhà trường và phụ huynh để có cái nhìn tổng quan về tình hình giáo dục kỹ năng sinh tồn cho học sinh hiện nay. 2. Làm việc với các chuyên gia để đào tạo giáo viên về chuyên môn, có phương pháp và chương trình dạy phù hợp cho học sinh tại Việt Nam. 3. Sau khi đã thống nhất dự án, xây dựng các công cụ (thư điện tử, email,...) để triển khai và thông báo kế hoạch cũng như chương trình giáo dục với phụ huynh học sinh. 4. Làm việc với các đối tác, tổ chức, trung tâm (giáo dục thể chất, cơ sở y tế,...) nhằm tạo môi trường học tập cho học sinh một cách trực quan hơn. 5. Xây dựng nội dung bài giảng online, sau khi đã đạt được một lượng người truy cập nhất định sẽ tiến hành xây dựng app trên điện thoại thông minh.
Chưa có phiên bản BMC nào được khởi tạo
Xu hướng phát triển DNXH
Tìm hiểu khái niệm cơ bản về Sáng kiến Xã hội, Doanh nghiệp Xã hội
Tìm hiểu phương pháp Khởi nghiệp tinh gọn
BMC BMC (Business Model canvas)
Thành lập nhóm sáng lập
Vấn đề xã hội bạn quan tâm và muốn giải quyết nhất hiện nay là gì?
Bạn hãy phân tích nguyên nhân gốc rễ vấn đề xã hội
Cách giải quyết của bạn?
Ý tưởng sơ khởi về cơ hội kinh doanh là gì?
BMC Khách hàng tiềm năng của bạn là ai?
Kiểm chứng giả định về khách hàng tiềm năng
BMC Giá trị cốt lõi bạn mang lại cho khách hàng là gì?
Kiểm chứng giá trị cốt lõi đối với khách hàng
Xác định quy mô thị trường
Phân tích đối thủ cạnh tranh
BMC Xây dựng mô tả sản phẩm hoàn thiện
Thiết kế sản phẩm thử nghiệm với tính năng tối thiểu (MVP)
Kiểm chứng giải pháp
BMC Các dòng doanh thu từ sản phẩm/dịch vụ này?
BMC Các kênh tiếp cận khách hàng của bạn là gì?
BMC Làm thế nào để giữ chân và có thêm khách hàng?
BMC Các hoạt động chính là gì?
BMC Các nguồn lực chính cần huy động là gì?
BMC Các đối tác chính cần thiết lập quan hệ là những ai?
BMC Xác định cấu trúc chi phí
Đo lường tác động xã hội
Lựa chọn hình thức pháp lý đăng ký
Thuế và các vấn đề liên quan
Đăng ký nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ
Các vấn đề cần quan tâm trong khi vận hành